Tiểu sử Kōtoku_Shūsui

Những năm tháng theo xã hội chủ nghĩa và tù đày

Kōtoku Shūsui chào đời ở Nakamura tại quận Kōchi vào năm 1871. Về sau ông dời đến kinh đô Tōkyō và tại đây, ông trở thành nhà báo vào năm 1893.

Năm 1896, ông cưới Asako, con gái một cựu samurai ở thái ấp cũ Kurume tại Fukuoka. Lúc bấy giờ, ông đã 26 tuổi còn Asako mới 17 tuổi.[1]

Từ năm 1898 ông nhà bình luận tờ "Yorozu Chōhō" (Bản Tin Mỗi Buổi Sáng), một trong những tờ báo hàng ngày có quan điểm tiến bộ vào thời đó. Tuy nhiên, ông thôi việc vào tháng Mười năm 1903, khi tờ báo này chuyển sang quan điểm ủng hộ chiến tranh, giữa lúc chiến tranh đế quốc giữa Nga và Nhật sắp bùng nổ.

Tháng 11 năm 1903, ông sáng lập tờ "Heimin Shimbun" (Tờ báo của chung mọi người) cùng với một nhà báo tờ "Yorozu Chōhō" khác là Toshihiko Sakai. Tờ báo này lên tiếng phản đối chiến tranh và không đếm xỉa đến sự áp đặt luật báo chí của Nhà nước lên những chủ bút của nó. Vì nhiều lý do ngẫu nhiên, tờ báo lâm vào tình trạng "khó ở" với triều đình, và bản thân Kōtoku Shūsui chịu tù trong năm tháng, từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1905.

Năm 1901, khi Kōtoku Shūsui cùng Toshihiko Sakai tham gia việc hành lập Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản, ông không phải là người theo chủ nghĩa vô chính phủ, nhưng theo chủ nghĩa xã hội — quả thực, Toshihiko Sakai và Kōtoku Shūsui là những người đầu tiên dịch "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" sang tiếng Nhật. Bản dịch "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đã được đăng trên báo "Heimin Shimbun", và cũng vì bản dịch này mà và Kōtoku Shūsui và Toshihiko Sakai bị bắt phạt nặng nề.

Sang Mỹ và tiếp nhận ảnh hưởng từ chủ nghĩa vô chính phủ

Từ khi đọc tác phẩm "Fields, Factories and Workshops" (Những cánh đồng, nhà máy và xưởng) của Vương tước Pyotr Alekseyevich Kropotkin, Kōtoku Shūsui bắt đầu thay đổi quan điểm. Giờ đây, quan điểm của ông nghiêng về chủ nghĩa tự do. Ông nói rằng ông "là một người Mác-xít Xã hội chủ nghĩa khi vào [tù] và trở thành một người vô chính phủ tiến bộ khi thoát khỏi kiếp tù đày." (nguyên văn: "had gone [to jail] as a Marxian Socialist and returned as a radical Anarchist")[2]

Tờ báo "Heimin Shimbun", vào ngày 13 tháng 11 năm 1904.

Tháng 11 năm 1905 Kōtoku Shūsui đến Hoa Kỳ, để tự do chỉ trích Thiên hoàng. Theo ông, Thiên hoàng là "đinh chốt của chủ nghĩa tư bản ở Nhật". Trong thời gian sống ở nước Mỹ, Kōtoku Shūsui ngày càng có thiện cảm với chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ và phong trào công đoàn Âu châu.

Trong chuyến đi xa trên biển Thái Bình Dương, ông tham khảo tác phẩm "Memoirs of a Revolutionist" (Hồi ức của một nhà cách mạng) của Pyotr Alekseyevich Kropotkin. Sau chuyến đến California, ông bắt đầu hợp tác với một nhà vô chính phủ chủ nghĩa người Nga và năm 1909 ông dịch tác phẩm "The Conquest of Bread" (Cuộc chinh phạt của bánh mì) từ tiếng Anh sang tiếng Nhật. Một nghìn bản sao các tác phẩm được ông dịch sang tiếng Nhật đã được xuất bản ở Nhật vào tháng ba năm đó, dành cho học sinh và công nhân.